Phát triển nhưng chưa đồng bộ
1. Kể từ sau SEA Games 2003 đến nay, đại hội thể thao lớn gần nhất mà Việt Nam đăng cai là Asian Indoor Games năm 2009.
Sau khi không thể đăng cai ASIAD 2019, Việt Nam được chọn là nước chủ nhà Đại hội thể thao bãi biển châu Á 2016, nhìn cứ tưởng là đi lên, thật ra là… đi giật lùi. Sau hơn 10 năm kể từ lần đầu tư rầm rộ nhất, đến nay, Việt Nam không có thêm nhiều cơ sở vật chất hiện đại, đẳng cấp quốc tế khi phải đối diện với bài toán “hậu đại hội” để tránh lãng phí. Ngay cả việc tổ chức một đại hội thể thao toàn quốc hiện nay cũng làm đau đầu các nhà quản lý, bởi sự phát triển chuyên nghiệp không theo kịp khả năng đầu tư cơ sở vật chất.
Như ở Đà Nẵng, Cung thể thao Tiên Sơn được xây dựng hiện đại hàng đầu Đông Nam Á nhằm phục vụ Đại hội thể thao toàn quốc 2010, nhưng địa phương này lại không hề có một CLB nào thuộc các môn thể thao trong nhà, chơi ở các giải đấu hàng đầu Việt Nam. Trường hợp tương tự cũng diễn ra tại Nam Định, Ninh Bình sau Đại hội Thể dục thể thao 2014.
Về yếu tố con người, thành tích đặc biệt thì có, như trường hợp của VĐV Nguyễn Thị Ánh Viên, nhưng bên cạnh đó, lại xuất hiện những khoảng trống kế thừa. Điển hình như VĐV Nguyễn Tiến Minh thi đấu chuyên nghiệp 10 năm qua, chuẩn bị giải nghệ nhưng cầu lông Việt Nam cũng chẳng có VĐV nào có thể sống được bằng nghề, còn Liên đoàn cầu lông không đủ tiền thuê HLV ngoại để nâng cao thành tích. Ở môn bóng chuyền, đến tuổi xế chiều sự nghiệp, thủ quân đội tuyển Việt Nam Nguyễn Thị Ngọc Hoa mới sang Thái Lan chơi bóng và khá thành công. Tuy nhiên, hiện chỉ mới có thêm một VĐV nữ khác được phía bạn mời sang thi đấu.
2. Có được một VĐV đạt đẳng cấp quốc tế đã khó, nên nếu không tận dụng được cơ sở vật chất để thúc đẩy phong trào thể thao thì đó là sự lãng phí rất lớn. Bài học ở các môn có tính phổ quát cao như bóng đá, bóng chuyền đã chỉ rõ: Nếu không xây dựng được nền tảng chuyên nghiệp trong thể thao đỉnh cao thì chắc chắn sẽ tạo ra các khoảng trống lớn giữa phong trào và thành tích cao. Người tham gia có tăng nhưng nếu VĐV không sống được bằng nghề thì phần đỉnh cao sẽ teo tóp.
Từ khi có Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành năm 2011 đến nay, thể thao Việt Nam đã có những sự phát triển đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trong 6 nhiệm vụ được nêu trong Nghị quyết 08 thì có đến 4 lĩnh vực vẫn chưa thể hiện được vai trò của cơ quan quản lý nhà nước. Đặc biệt, mục tiêu phát triển thể thao chuyên nghiệp thông qua việc phát huy vai trò của các liên đoàn, tổ chức thể thao hầu như giẫm chân tại chỗ. Lấy ví dụ ở các môn bóng đá, bóng chuyền, trong 5 năm qua, số doanh nghiệp hoặc CLB thành lập mới ở sân chơi chuyên nghiệp chỉ đếm trên đầu ngón tay, số trung tâm đào tạo cầu thủ không tăng, trong khi số lượng giải thể hoặc ngừng đầu tư lại gấp 3-4 lần.
Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Lê Bửu từng chỉ ra nguyên nhân, đó là ngành thể thao đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào để nhà nước đầu tư mạnh hơn cho thể thao đỉnh cao, từ đó như một đòn bẩy chiến lược nhằm giải quyết các vấn đề xã hội trong lĩnh vực sức khỏe, y tế, giáo dục… Đây cũng là lý do mà quá trình xã hội hóa thể thao khá chậm do những ưu đãi cho nhà đầu tư trong lĩnh vực thể thao không có gì đặc biệt.
Soi kèo cá cược bóng đá trực tuyến hôm nay.
ReplyDeleteKeyword : cá cược bóng đá
Keyword : ca cuoc bong da